benh-ly-xuong-khop
WHAT'S NEW?
Loading...

Thoát vị đĩa đệm có gây vô sinh không?

Tùy theo vị trí thoát vị đĩa đệm mà có các triệu chứng đặc trưng khác nhau. Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường đau âm ỉ, đặc biệt là lúc cúi xuống, đứng lên, quay trái, quay phải, khả năng vận động giảm sút rõ rệt

Thoát vị đĩa đệm gây vô sinh không?

Người bệnh thường lo lắng không biết thoát vị đĩa đệm gây vô sinh hay không. Bởi vì nhiều thường nghĩ đau lưng ảnh hưởng tới thận và chức năng sinh sản. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng bệnh thoát vị đĩa đệm không hề ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Giữa các đốt sống có đĩa đệm, trong đĩa đệm có nhân nhầy. Thoát vị đĩa đệm là sự dịch chuyển nhân nhầy ra ngoài. Đó là khi các vòng xơ bảo vệ đĩa đệm rách, nhân nhầy bị ép ra ngoài, chèn và các dây thần kinh khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, thường gặp là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cột sống cổ,…

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp ở nữ giới, phần lớn xảy ra ở lứa tuổi lao động từ 20-49 tuổi. Bệnh xảy ra do yếu tố nghề nghiệp (gặp ở những người thường xuyên phải mang vác nặng), yếu tố chấn thương, va đập gây tổn thương đĩa đệm và thoái hóa đĩa đệm.

Đặc biệt khi rễ thần kinh bị tổn thương thì người bệnh khó vận động các chi, nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì không thể nhấc tay, co duỗi hay sinh hoạt bình thường được mà cần phải có sự trợ giúp khiến chất lượng cuộc sống giảm sút.

Thoát vị đĩa đệm có gây vô sinh không?
Thoát vị đĩa đệm có gây vô sinh không?
Nếu tổn thương thần kinh tọa thì người bệnh không nhấc được gót, mũi chân, không đi lại bình thường được. Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường đau ở cổ hoặc giữa vai. Cơn đau có thể lan xuống cánh tay đến bàn tay, ngón tay. Đau tăng nặng khi người bệnh xoay, bẻ, vặn cổ.

Khi có triệu chứng thoát vị đĩa đệm nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh chỉ cần điều trị đúng và tích cực sẽ khỏi bệnh.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm biện pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật. Trong quá trình điều trị, người bệnh không nên vận động mạnh, làm việc quá sức ảnh hưởng đến cột sống.

►Xem thêm: Đau lưng sau khi ăn

Đau lưng sau khi ăn có nguy hiểm không ?

Hiện tượng đau lưng sau khi ăn thường khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, không như chứng đau lưng liên quan đến các vấn đề về xương khớp như thoái hóa cột sống, đau cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm…có thể nói nguyên nhân gây đau lưng chủ yếu là do hệ tiêu hóa gặp trục trặc. 

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất được cho là gây ra chứng đau lưng sau khi ăn ở nhiều người.

Viêm loét đường tiêu hóa

Chứng viêm loét thường gây ra những cơn đau nhói, đặc biệt viêm loét đường tiêu hóa lại thường kèm theo tình trạng đau lưng. Đường tiêu hóa bị viêm loét nghĩa là đường ruột xuất hiện vết rách nứt làm lộ các mô cơ khiến cho các axit hay enzym tiêu hóa ăn mòn. Do đó mà người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội sau khi ăn ở vùng bụng giữa rốn và xương ức, lan rộng ra vùng lưng trên và gây đau lưng trên.

Sỏi mật

Đau lưng sau khi ăn có nguy hiểm không ?
Đau lưng sau khi ăn có nguy hiểm không ?
Người bệnh bị sỏi mật cũng thường có triệu chứng đau lưng sau khi ăn do ăn quá no hoặc thức ăn chứa quá nhiều chất béo. Sở dĩ như vậy là do túi mật có vai trò hỗ trợ gan tiêu hóa chất béo. Vì những lý do nào đó, chất dịch mật trở nên cứng chắc và tạo thành nhiều mẩu nhỏ là cơ hội thuận lợi cho sỏi mật phát triển. 

Khi đó, sỏi mật sẽ làm cản trở sự lưu thông của những chất đi qua túi mật gây ra tình trạng viêm. Vì túi mật nằm ở dưới gan, gần với vùng bụng trên và các mô cơ vùng lưng nên khi túi mật bị viêm có thể gây ảnh hưởng đến các vùng gần nó dẫn đến hiện tượng đau bụng, đau lưng.

Viêm tuyến tụy

Trong nhiều trường hợp tuyến tụy bị viêm cũng dẫn đến những cơn đau lưng gay gắt. Trong cơ thể, tụy có chức năng tiêu hóa chất đạm và chất béo, đồng thời duy trì độ đường huyết trong máu. Tuyến tụy và túi mật cùng đi qua ruột non chung một đường ống dẫn nên nếu chúng ta sử dụng nhiều chất kích thích, thực phẩm chứa cồn hoặc mắc bệnh sỏi mật có thể làm tắc nghẽn ống này, dịch tụy còn sót lại trong tuyến tụy sẽ gây viêm khiến người bệnh cảm thấy đau ở vùng bụng trái hoặc đau lưng trong vài ngày.

Do các cơ quan nằm trong ổ bụng có vị trí rất gần với vùng thắt lưng và lưng giữa nên khi các cơ quan này có vấn đề thường gây ảnh hưởng đến cả vùng lưng. Nếu người bệnh nhận thấy mình bị đau lưng sau khi ăn thì rất có thể là do các nguyên nhân này. 

Người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu để bệnh kéo dài quá lâu.

Viêm khớp dạng thấp làm suy giảm thính lực

Suy giảm thính lực thông thường xảy ra ở những người từ 60 tuổi trở lên. Ở những nhóm bệnh nhân này, tình trạng suy giảm thính lực do sự thoái hóa xảy ra ở bộ phận dẫn truyền âm thanh. Bộ phận thần kinh dẫn tín hiệu nghe lên não bị thoái hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thính lực. 

Tuy nhiên không chỉ có vấn đề tuổi tác ảnh hưởng đến sự suy giảm thính lực mà các bệnh viêm khớp có thể ảnh hưởng đến thính lực của bệnh nhân.

Năm 2006, tại Mỹ, các chuyên gia đã thống kê và chỉ ra những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có đến 42,7% trong số họ có các vấn đề về suy giảm thể lực. Trong khi những người cùng độ tuổi, không có các bệnh viêm khớp thì số người có các vấn đề về suy giảm thính lực chỉ chiếm 15,9%.

Vì sao thoái hóa khớp ảnh hưởng đến suy giảm thính lực

Viêm khớp dạng thấp làm suy giảm thính lực
Viêm khớp dạng thấp làm suy giảm thính lực
Các nhà khoa học đã chỉ ra một số loại thuốc sử dụng trong điều trị đau nhức do bệnh viêm khớp cũng có thể làm cho tình trạng suy giảm thính lực xảy ra. Tạp chí The American Journal of Epidemiology (Hoa Kỳ) đã công bố kết quả điều tra năm 2012 chỉ ra phụ nữ thường dùng các thuốc điều trị bệnh viêm khớp có thể gây ra tình trạng giảm thính lực. Nhất là các nhóm thuốc:

 Ibuprofen (Advil, Motrin).
 Acetaminophen (Tylenol).
 Các thuốc giảm đau như Aspirin.

Các chuyên gia cũng chỉ ra ở phụ nữ dưới 50 tuổi có thể phát hiện tình trạng suy giảm thính lực rõ rệt và mối liên quan của chúng đối với các loại thuốc điều trị. Những loại thuốc này bị nghi ngờ có thể gây ra tình trạng giảm lưu lượng máu được bơm đến ốc tai của bệnh nhân. Ngoài ra, các yếu tố bảo vệ ốc tai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những loại thuốc điều trị viêm khớp này. Cơ xương khớp PCC http://coxuongkhoppcc.com/

Tác dụng phụ gây suy giảm thính lực do tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm khớp vẫn có thể xảy ra khi bệnh nhân ngưng dùng thuốc sau vài tuần đến vài tháng. Tình trạng suy giảm thính lực có thể xảy ra từ từ, không xảy ra ngay lập tức.

Dùng lô hội chữa bệnh viêm khớp dạng thấp

Lô hội hay còn gọi là nha đam - một loại cây thuộc họ xương rồng, bên trong lá là lớp gel có rất nhiều công dụng đối với con người. Từ xa xưa con người đã dùng nha đam vào rất nhiều mục đích khác nhau mang lại lợi ích như làm đẹp, thuốc chữa bệnh.

Theo các nghiên cứu hiện đại, lô hội có chứa chất ethanol là chất chống oxy hóa và chống viêm rất có tác dụng đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu đã xác định rằng, tác dụng của chiết xuất từ lô hội có thể là một loại thuốc có tiềm năng trong việc chữa trị những bệnh này bằng cách giảm viêm và đau khớp.

 Tại Mỹ, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến gần 1.3 triệu người và có rất nhiều người đang quay sang dùng các loại thuốc bổ trợ, trong đó có cả nha đam, để hạn chế các triệu chứng và giảm đau.

Dùng lô hội chữa bệnh viêm khớp dạng thấp
Dùng lô hội chữa bệnh viêm khớp dạng thấp


Cách dùng lô hội chữa bệnh viêm khớp dạng thấp

Để chữa bệnh có thể dùng lô hội bôi trực tiếp trên da hoặc dùng theo đường uống. Khi dùng trực tiếp lên da, lô hội tương đối an toàn, nhưng khi uống, mọi người nên cẩn thận. Các trường hợp sau đây khi dùng lô hội theo đường uống cần thận trọng:

- Người bị tiểu đường thường được khuyên là không nên dùng lô hội qua đường uống.

- Lô hội hoạt động như một thuốc nhuận tràng khi dùng bằng đường uống và có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các loại thuốc mà bạn đang uống.

Lô hội có tác dụng chống viêm rất tốt và an toàn. Tuy nhiên khi dùng, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhất.

Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Khi phụ nữ bắt đầu vào tuổi tiền mãn kinh thì 5 năm đầu tiên đã mất đi 25% lượng estrogen. Vì vậy nguyên nhân đầu tiên để gây nên loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh chính là sự thiếu hụt estrogen.

Ngoài ra còn có các yêu tố khác như: Chế độ ăn thiếu canxi, lạm dụng các thuốc chứa corticoid, mắc các bệnh mãn tính và ít vận động. Thậm chí có những phụ nữ nghiện rượu hoặc thuốc lá. Hoặc do di truyền, có bố mẹ bị yếu xương, mắc các bệnh về xương.

Biểu hiện loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh:

Loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh thường được chia làm hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: Khi mới loãng xương thường tiến triển âm thầm, nhiều khi người bệnh không hề biết mình bị loãng xương cho đến khi đi đo mật độ xương.

Giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện khi người bệnh đã có triệu chứng đau, đặc biệt là ở cột sống. Sau đó xuất hiện những cơn đau đột ngột, đau nhiều khi bê vác nặng, vận động quá sức hay làm việc trái tư thế.

Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh


Biến dạng xương: Bị gù hoặc chiều cao bị thấp đi.

Bị gãy xương: Loãng xương đưa đến việc người bệnh rất dễ bị gãy xương. Đặc biệt là các xương cổ tay, cổ xương đùi.

Phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh:

Loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh là một quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Không có biện pháp điều trị nào chữa khỏi dứt điểm loãng xương. Dưới đây là một số phương pháp hạn chế và cải thiện loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh:

Trong cuộc sống hàng ngày, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đặc biệt trong phòng ngừa loãng xương. Nên chú ý chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đủ protein và đặc biệt là đủ canxi. Có chế độ tập luyện thường xuyên vì sự vận động sẽ làm vỏ xương dày lên: Tập thể dục, thể thao, khí công, dưỡng sinh…

►Xem thêm: Tê nhức chân tay

Cách chữa hiệu quả cho người bị tê nhức chân tay

Hệ xương khớp luôn phải chịu nhiều áp lực của cơ thể dễ bị tổn thương nhất và xuất hiện nhiều căn bệnh như viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống…. ảnh hưởng lên các dây thần kinh gây đau mỏi vai gáy và tê nhức chân tay. Đặc biệt, các cơn đau càng tăng mạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người trẻ, tê nhức chân tay chủ yếu là do lười vận động hoặc thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, kỹ thuật viên,… do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít di chuyển

Chế độ sinh hoạt cho người bị tê nhức chân tay

Theo các chuyên gia, tê nhức chân tay là do các mạch máu bị chèn ép khiến khí huyết khó lưu thông gây đau nhức, tê mỏi các chi và vai gáy. Tham khảo chế độ sinh hoạt cho người bị tê nhức chân tay dưới đây sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chứng bệnh này hiệu quả.

Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể và phòng chống bệnh tật. Đối với những người đang có vấn đề về xương khớp, tê nhức chân tay thì bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D như thịt, cá, hải sản, trứng, sữa, ngũ cốc hay các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch để đối phó với các cơn đau khớp. Những món ăn từ lá lốt, lá xương sông được cho là rất hiệu quả cho người thường hay bị đau nhức.

Cách chữa hiệu quả cho người bị tê nhức chân tay
Cách chữa hiệu quả cho người bị tê nhức chân tay


Kiên trì rèn luyện cơ thể hàng ngày

Thông thường, khi bị tê nhức chân tay, chúng ta chỉ muốn nghỉ ngơi và rất “ngán” vận động. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, năng vận động sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, từ đó ngăn ngừa những cơn tê mỏi và đau nhức ở chân tay.

Chủ động phòng bệnh khi thời tiết thay đổi

Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có thể phải đối mặt nhiều hơn với các cơn đau. Vì vậy, việc chủ động phòng bệnh lúc này có vai trò rất quan trọng để ngăn ngừa cơn tê nhức tay chân tay. Bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là chân tay. Có thể ngâm chân tay với nước gừng ấm hoặc rang ngải cứu và muối hạt chườm lên vùng bị tê nhức để làm dịu các cơn đau. Châm cứu chữa thoái hoá khớp háng http://coxuongkhoppcc.com/cham-cuu-chua-thoai-hoa-khop-hang.html

Dùng thảo dược chữa tê nhức chân tay

Không như các loại thuốc giảm đau, một số thảo dược thiên nhiên có tác dụng giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả lại an toàn cho cơ thể như lá lốt, ngải cứu, tỏi, gừng… Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc chữa tê nhức chân tay bằng thảo dược sẽ giúp khí huyết lưu thông và giảm đau rất tốt.Tỏi có tác dụng ấm tỳ vị, hành khi trệ, khử trùng, kháng viêm. Tỏi ngâm rượu là bài thuốc chữa đau nhức và tê mỏi xương khớp được dân gian áp dụng từ xưa.

Bạn có thể dùng 40g tỏi đã bóc vỏ ngoài đem cắt nhỏ rồi ngâm với 100 rượu trắng 45 độ. Ngâm trong 10 ngày, trong khi ngâm thường xuyên lắc đều bình rượu. Khi rượu tỏi chuyển sáng màu vàng nghệ là có thể sử dụng. Mỗi lần uống dùng 40 giọt, dùng ngày 2 lần vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể pha với nước để uống.

Chữa đau lưng bằng gừng tươi

Trong củ gừng có chứa đến hơn 400 loại hóa chất khác nhau rất tốt cho sức khỏe như kẽm, sắt, canxi, kali…ngoài ra gừng còn được dùng làm gia vị để chế biến món ăn. Một số công dụng của gừng có thể kể đến như


Ổn định chức năng, khắc phục các rối loạn dạ dày hiện tại.

Giảm bớt các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa.

Phòng ngừa nguy cơ ung thư.

Một cốc trà gừng mỗi buổi sáng sẽ giải quyết tình trạng mệt mỏi, đau đầu, đau bụng kinh hay chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai.

Chống đau, giảm viêm, nhờ chất men zingibain có trong gừng tươi.


Đau lưng là căn bệnh mà hầu hết ai cũng phải gặp ít nhất một lần trong đời, tùy vào mức độ đau có thể chia thành những cơn đau lưng cấp hoặc mãn tính. Với những cơn đau cấp, bạn có thể sử lý chúng bằng cách dùng gừng tươi kết hợp với một số nguyên liệu khác để giảm bớt các cơn đau, kích thích khả năng vận động của xương khớp.

Chữa đau lưng bằng gừng tươi
Chữa đau lưng bằng gừng tươi


Cách 1

Chuẩn bị: 20g gừng tươi, 30g bột mì, 15g hành củ.

Cách dùng: gừng rửa sạch, hành củ lột vỏ đem giã nát cùng với gừng. Trộn hỗn hợp này cùng với bột mì, đánh đều sau đó bắt chảo rồi đem xào nóng. Đắp hỗn hợp lên vùng lưng đau rồi dùng băng gạc cố định lại. Khoảng 1-2 tiếng sau thì gỡ ra, khăm mềm thấm nước lau lại.

Mỗi ngày hai lần, áp dụng công thức này đều đặn trong vòng một tháng, cơn đau lưng của bạn sẽ dần tan biết mất.

Lưu ý: nên để thuốc nguội bớt rồi mới đắp, không đắp trực tiếp thuốc óng lên da vì có thể gây bỏng.

Cách 2

Chuẩn bị: 1 kg gừng tươi, 2 lít rượu trắng.

Cách dùng: gừng tươi rửa sạch, đập dập rồi cho vào lọ thủy tinh cùng với rượu trắng, ủ liên tục trong 15 ngày, không được mở nắp ra trong thời gian ủ. Mỗi lần cơn đau lưng xuất hiện hãy bôi hỗn hợp này lên vùng lưng bị đau, ngày 2-3 lần kết hợp với việc dùng tay xoa bóp để giảm cơn đau và tạo cảm giác dễ chịu hơn.

Cách 3

Chuẩn bị: 2 củ gừng tươi hoặc khô, 500ml mật ong nguyên chất, giấm chua, muối ăn.

Cách dùng: gừng tươi thì rửa sạch cho vào nồi nhỏ đun nóng cùng giấm với muối. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này chấm vào mật ong rồi thoa lên vùng lưng bị đau. Áp dụng 2-3 lần trong ngày, giữ thuốc trên da khoảng 1-2 tiếng rồi dùng khăn mềm có thấm nước lau lại.

Phương pháp này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn tăng cường lưu thông máu, giúp cơ bắp được thư giản hiệu quả.

Hiện nay, có đến 80% trường hợp đau lưng không rõ nguyên nhân, trong đó 50% bệnh nhân đau lưng tự khỏi sau 2 tuần, tuy nhiên tỉ lệ tái phát lại sau một tháng cũng khá cao. Điều này cho thấy những biện pháp trị đau lưng bằng gừng tươi hay Đông, Tây y khác chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm bớt cơn đau chứ không trị dứt điểm được chứng đau lưng.

Vì vậy, ngoài việc áp dụng những biện pháp trên bệnh nhân cần kết hợp với một chế độ làm việc, sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và năng tập thể thao để tăng độ đàn hồi và duy trì một khung xương chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ tái phát đau lưng về sau.

Nguyên nhân gây ra viêm bao gân

Gân chính là phần kéo dài của cơ và được nối liền với xương. Nhiệm vụ của nó là vận chuyển lực của các cơ xuống khớp và tạo thành vận động của cơ thể. Vì cơ và gân có khả năng co giãn, đàn hồi giống nhau nên chúng ta có thể thoải mái xoay tay, chân mà không lo xương bị lệch.

Viêm bao gân xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn vào hệ thống gân bằng một cách nào đó và gây viêm nhiễm tại đây. Viêm bao gân có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là vai, khủy tay, gót chân, cổ tay.

Nguyên nhân gây viêm bao gân

Xác định được nguyên nhân gây viêm bao gân sẽ giúp bác sĩ và bệnh nhân định hình được phương pháp điều trị phù hợp và những biện pháp cần thực hiện để phòng tránh tái phát.

Nguyên nhân gây viêm bao gân được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp kể đến như:

– Nữ giới mang thai do ảnh hưởng của hoocmon trong giai đoạn thai kỳ dẫn đến viêm bao gân.

– Do mắc phải một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp… hay do tiểu đường khiến phần miềm quanh khớp bị viêm.

– Người thường xuyên thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ mạnh và kéo dài dễ khiến bao gân bị viêm. Thường gặp ở những người có công việc là vận động viên, thợ cơ khí, vũ công, nội trợ, phụ nữ có thói quen đi giày cao gót…

Nữ giới là đối tượng có nguy cơ dễ mắc viêm bao gân hơn nam. nguyên nhân xuất phát từ việc phụ nữ phải lao động và làm công việc nhàn hiều hơn nam giới nên rất dễ bị đau cơ và đau gân.

Triệu chứng của viêm bao gân

Đau âm ỉ và dai dẳng tại vị trí gân bị tổn thương bất kể ngày đêm là triệu chứng đầu tiên thường gặp ở bệnh nhân viêm bao gân. Khi cử động, cơn đau sẽ tăng cường gây phù nề, sưng đỏ, ấn vào tổn thương sẽ cảm thấy đau nhói.

Nguyên nhân gây ra viêm bao gân
Nguyên nhân gây ra viêm bao gân


Tại những vị trí gân tổn thương khác nhau, biểu hiện bệnh cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Viêm bao gân ở cổ tay:

Viêm bao gân ở cổ tay sẽ tồn tại ở hai dạng bệnh lý đó là hội chứng De quervainh và hội chứng đường hầm cổ tay. Trong đó:

– Hội chứng De quervainh: là dạng viêm bao gân co duỗi ngón tay cái hoặc viêm gân ở mỏm xương quay. Viêm bao gân do hội chứng De quervainh sẽ có các biểu hiện: vùng mõm xương quay bị sưng và đau mạnh mỗi khi cử động ngón tay cái. Đau tăng về đêm. Sưng đỏ, nóng, ấn vào đau nhói tại vị trí gân bị tổn thương. Ngón cái phát ra tiếng mỗi khi vận động.

– Hội chứng đường hầm cổ tay: là hiện tượng các gân ở ống cổ tay bị viêm khiến dây thần kinh tại cổ tay bị rối loạn. Viêm bao gân đường hầm cổ tay có các biểu hiện như: ngón cái thường xuyên bị ê buốt, tê nhức. Cơn đau ở cổ tay tăng khi về đêm hoặc lúc thời tiết thay đổi. Cổ tay viêm và sưng nhẹ. Trường hợp nghiêm trọng có thể khiến các cơ tại ngón tay bị teo.

Viêm bao gân khớp gối:

Triệu chứng viêm bao gân khớp gối có thể kể đến như:

– Đau âm ỉ ở hai đầu khớp gối bị viêm, đau tăng khi ngồi xổm, leo cầu thang hay leo dốc.

– Đau xuất hiện liên tục, cường độ đau tăng giảm đột ngột, nhất là về đêm khiến bệnh nhân mất ngủ.

Viêm gân khớp gối chuyển sang mãn tính có thể gây ra các biến chứng như: đứt gân bánh chè, đứt gân cơ tứ đầu gối, cơ bắp chân suy yếu dẫn đến mất khả năng vận động cơ chân.